Cuộc thi tay kéo minh bạch

Bài được đăng lần đầu trên Facebook của Andre ngày 27/11/2019.

Nếu các bạn là người có Tâm với nghề (không phải là con buôn tóc tráo trở) trong ngành tóc Việt Nam thời đương đại, tôi nghĩ các bạn nên dừng bảo vệ nồi cơm 1,2,3 ngày rồi tham gia sân chơi của tôi để biết tay nghề mình thiếu gì. Tôi thách đố các bạn có dám không? 

Tôi tuyên bố!

  • Đây là sân chơi Liêm Chính, công minh không bị lệ thuộc vào mối quan hệ bất chính cho nên các bạn sợ công khai tay nghề hạn hẹp của mình đúng không?

  • Tôi sẽ chấm các bạn theo phương thức như những gì trước đây tôi là thí sinh đi thi. Những gì tôi làm sẽ hoàn toàn không giống như cái thể lệ thi cử tại VN từ xưa đến giờ! 
  • Tôi xin các bạn đừng sống giả dối nữa. Những tấm bằng cấp từ các cuộc thi của các Hãng tài trợ phải luôn luôn đánh dấu hỏi. Lúc các bạn bước lên bục nhận cái giải ấy có cảm thấy lương tâm ntn? Tại sao phải lừa các thí sinh bên cạnh? Mang cái giấy khen về treo lên tường không cảm thấy xấu hổ ak? Sau đó sang lừa khách hàng về trình độ nguy hiểm của mình. 
Xin lỗi các bạn dân trong nghề tóc không phải ai cũng mù đâu mà không thấy điều đó!


Tất cả các nước tư bản họ không bao giờ trưng bằng cấp, giấy khen để khoe mẽ vì họ luôn sở hữu đạo đức trong công việc. Nhưng ngược lại họ luôn có bằng cấp nghề, được thẩm định của bộ giáo dục trước khi họ hoạt động nghề. Ví dụ như bản thân tôi, sau khi thi xong 2 cái bằng National & International Examination Hairdressing chạm mức 98% (A+). 

Vâng, tôi cảm nhận được mình vẫn chưa đủ kinh nghiệm va chạm thực tế, tôi xin đi làm thợ phụ full time (dọn vệ sinh Salon, giặt khăn lau bàn ghế, gội đầu massage đầu cho khách, hỗ trợ kĩ thuật uốn, nhuộm, high light cho thợ chính ) trong ngưỡng thời gian 26 tháng liên tục thì sau đó tôi mới được chủ Salon giám định tay nghề và đạo đức thì họ mới cho tôi làm thợ nhỏ (Junior) cho Salon họ. 

Trong quá trình hoạt động tại Salon, họ luôn gửi tôi đi trao dồi kiến thức tại các hãng, nhằm ko bị nhàm chán tay nghề… Tôi đối mặt với không biết bao nhiêu áp lực nhưng tất cả đều được giải hoá bằng cái “Lòng yêu nghề”. Rồi tôi đã dần lớn lên trong môi trường đẳng cấp, vì đẳng cấp của người da trắng mà họ luôn tỏ ra thái độ Kì thị chủng tộc, họ luôn có những hành động khắc khe đối với người da vàng, da đen… đôi lúc nghĩ lại mà sợ quá!

Thật ra con đường mang tên “Sứ Mệnh” của tôi không hề thấy hoa hồng và thảm đỏ! Tại Việt Nam sao mà dễ trở thành người nổi tiếng vậy trời… Nếu một xã hội được cầm đầu bởi những con người không có nguồn gốc lẫn đạo Đức thì thiết nghĩ xã hội ấy sẽ như thế nào??? 


Nếu ngành tóc Việt Nam mà không có một Minh Chủ tri thức thì chẳng nhẽ chúng ta cứ làm việc kiểu “Bên bờ ao nhà mình” mãi mãi à?


Thôi thì tôi sẽ nhận một việc làm Chánh nghĩa mà dân tóc Việt Nam chưa ai dám làm! 
SỐNG TRÊN ĐỜI PHẢI BIẾT CỐNG HIẾN!